
Giải thể Doanh Nghiệp
1. Đơn vị, tổ chức kinh tế SXKD đóng mã số thuế
* Đối với
doanh nghiệp: doanh nghiệp chấm dứt
tồn tại như giải thể, phá sản, chấm dứt kinh doanh,... phải thực hiện thủ tục
đóng mã số thuế với cơ quan Thuế.
Hồ sơ đóng mã số thuế gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc) và Đăng ký kinh doanh (bản sao). Đối với Doanh nghiệp
thành lập từ năm 2009 trở về trước.
- Bản sao Đăng ký kinh doanh (bản sao). Đối với Doanh nghiệp thành lập từ cuối năm 2009.
- Thông báo của Hải quan về việc doanh nghiệp không nợ động thuế XNK (bản sao)
- Quyết định giải thể doanh
nghiệp hoặc Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh
nghiệp hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ kinh doanh.
- Trong thời gian tiến hành thủ
tục đóng mã số thuế Doanh nghiệp phải thực hiện việc hủy hóa đơn VAT, chốt thuế
hoặc quyết toán thuế.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ
sơ, cơ quan Thuế phải thực hiện thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang
làm thủ tục đóng mã số thuế
* Đối với
doanh nghiệp có các đơn vị trực thuộc:
đơn vị chủ quản bị đóng mã số thuế thì tất cả các đơn vị trực thuộc sẽ bị đóng
mã số thuế. Đơn vị chủ quản có trách nhiệm thông báo việc chấm dứt tồn tại của
mình cho các đơn vị trực thuộc biết. Đơn vị trực thuộc có trách nhiệm thực hiện
thủ tục đóng mã số thuế của mình với cơ quan Thuế quản lý.
Hồ sơ gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc)
- Thông báo chấm dứt tồn tại của đơn vị chủ
quản.
Sau khi đóng mã số thuế cho đơn vị chủ quản, Cục
thuế quản lý đơn vị chủ quản phải thông báo ngay cho Cục thuế các tỉnh có đơn
vị trực thuộc đóng trên địa bàn về việc đóng mã số thuế của đơn vị chủ quan để
các Cục thuế này kiểm tra việc thực hiện thủ tục đóng mã số thuế của các đơn vị
trực thuộc. Nếu đơn vị trực thuộc chưa đóng mã số thuế thì cơ quan Thuế yêu cầu
các đơn vị trực thuộc phải thực hiện thủ tục đóng mã số thuế theo quy định.
Sau khi doanh nghiệp chủ quản giải thể, phá sản,
chấm dứt tồn tại, nếu một số đơn vị trực thuộc vẫn tiếp tục hoạt động thì các
đơn vị trực thuộc này phải làm thủ tục đóng mã số thuế trực thuộc và thực hiện
đăng ký thuế mới với cơ quan Thuế như một đơn vị độc lập. Các trường hợp đơn vị
chủ quản đã đóng mã số thuế mà đơn vị trực thuộc vẫn sử dụng mã số thuế 13 số theo
mã số thuế của đơn vị chủ quản đều bị coi là sử dụng mã số thuế không hợp pháp.
2. Các
trường hợp đóng mã số thuế vì lý do khác:
* Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh
ngừng kê khai và nộp thuế nhưng không khai báo với cơ quan Thuế: quá thời hạn
nộp tờ khai và nộp thuế, sau 3 lần gửi thông báo nhắc nhở đối tượng phải kê
khai và nộp thuế, nếu không có phản hồi từ phía tổ chức, cá nhân nộp thuế thì
cơ quan Thuế liên hệ với chính quyền địa phương để nắm bắt thông tin và điều
tra tình hình thực tế về sự tồn tại của tổ chức, cá nhân nộp thuế. Nếu đối tượng
không còn kinh doanh nhưng vẫn cư trú trên địa bàn thì yêu cầu đối tượng thực
hiện thủ tục đóng mã số thuế. Nếu đối tượng không còn hoạt động kinh doanh tại
trụ sở đăng ký kinh doanh và không xác định được tung tích thì cơ quan Thuế
phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản xác nhận về tình trạng không
tồn tại của tổ chức, cá nhân nộp thuế. Cơ quan Thuế thông báo công khai tình
trạng không tồn tại của tổ chức, cá nhân nộp thuế
* Đối với cá nhân chết, mất tích, hạn chế hoặc
mất năng lực hành vi dân sự: cơ quan Thuế có trách nhiệm liên hệ với chính
quyền địa phương để nắm thông tin về những cá nhân nộp thuế nhưng không nộp
thuế quá 3 tháng. Nếu xác định cá nhân đã chết, mất tích, hạn chế hoặc mất năng
lực hành vi dân sự thì đề nghị chính quyền địa phương xác nhận để làm căn cứ
đóng mã số thuế của cá nhân đó
3. Trường
hợp tạm ngừng hoạt động.
Các đơn vị, tổ chức kinh doanh tạm ngừng hoạt
động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý chậm nhất 5
ngày trước khi tạm ngừng hoạt động. Nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian
bắt đầu và kết thúc tạm ngừng hoạt động, lý do tạm ngừng hoạt động.
đang truy cập: 4